QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Cơ sở pháp lý:
- Luật Doanh Nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày 04/01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp;
Khi đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh công ty, Quý Khách hàng cần lưu ý các quy định sau:
Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập địa điểm kinh doanh.
Trường hợp Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.
Trường hợp Công ty không muốn kinh doanh, mà chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ thì nên lựa chọn thành lập văn phòng đại diện.
1. Phạm vi hoạt động của ĐĐKD
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể theo ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty.
Địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận hoạt động riêng và KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN.
2. Vị trí và số lượng ĐĐKD
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
3. Mã số của ĐĐKD và trách nhiệm thuế
Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh KHÔNG CÓ MÃ SỐ THUẾ RIÊNG và không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.
- Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
- Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
Địa điểm kinh doanh xuất hóa đơn đỏ theo thông tin công ty mẹ và không được đứng tên trên hợp đồng giao dịch.
Các loại thuế mà Địa điểm kinh doanh phải nộp là: Thuế môn bài, Thuế Giá trị gia tăng nếu khác tỉnh và phát sinh trực tiếp hoạt động bán hàng và kinh doanh.
4. Con dấu của ĐĐKD
Địa điểm kinh doanh KHÔNG CÓ CON DẤU RIÊNG.
5. Cách đặt tên ĐĐKD
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Vd: Tên tiếng Việt: Địa điểm kinh doanh số 01 – Công ty TNHH Sao Mai
Tên tiếng nước ngoài: Business location number 01 – Sao Mai Company Limited
Tên viết tắt: ĐĐKD Sao Mai Số 1
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
6. Người đứng đầu ĐĐKD
Là người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong quá trình thông báo địa điểm kinh doanh, Quý khách xin vui lòng liên hệ dangkykinhdoanhnhanh.vn để được hỗ trợ tốt nhất.