CÓ BẮT BUỘC SỬ DỤNG CON DẤU DOANH NGHIỆP?
Có bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp? Kể từ ngày 01/01/2021, khi Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14 (Luật Doanh Nghiệp 2020) ngày 17/06/2020 có hiệu lực thi hành.thì một trong những câu hỏi phổ biến được đặt ra là doanh nghiệp có cần dùng con dấu nữa không?
Theo quy định của luật hiện hành, Luật Doanh Nghiệp 2014, thì doanh nghiệp có quyền quyết định.về hình thức, số lượng con dấu của doanh nghiệp, nhưng phải.bảo đảm nội dung con dấu thể hiện thông tin tên doanh nghiệp.và mã số doanh nghiệp. Sau khi quyết định thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu.đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến vấn đề này.
Có nhiều ý kiến liên quan đến việc đề xuất bỏ con dấu.doanh nghiệp xuất phát từ các quan điểm được đề cập sau đây.
Một là, hoạt động của doanh nghiệp là.do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm.và chữ ký của người đại diện theo pháp luật đã đủ.hiệu lực thay mặt cho doanh nghiệp để thực hiện giao dịch. Do đó, việc phải có thêm con dấu là thừa.và vô hình chung đã yêu cầu doanh nghiệp xác nhận đến hai lần.trên cùng một giao dịch, gây lãng phí thời gian và không cần thiết.
Hai là, việc quản lý con dấu và tính xác thực của con dấu.vẫn.là vấn đề khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Thông thường, người đại diện theo pháp luật không giữ con dấu theo bên mình.mà giao cho bộ phận hành chính, trợ lý hoặc thư ký lưu giữ và đóng dấu. Do đó, việc quản lý vật chất con dấu và quản lý việc đóng dấu.để đúng quy định.cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Chưa kể đến việc giả mạo con dấu diễn ra khá phổ biến.và việc phân biệt thật giả.là rất khó nhận định được đối với các bên tại thời điểm giao dịch.
Ba là, trong thời đại 4.0 như hiện nay thì cần phải đơn giản hóa thủ tục để hòa nhập.vào xu hướng phát triển chung của thế giới. Hiện nay, theo thống kê, có 110 quốc gia không sử dụng con dấu.doanh nghiệp, 72 quốc gia cho phép doanh nghiệp được lựa chọn việc có sử dụng con dấu.hay không. Một số nước thậm chí còn điện tử hóa mọi chứng từ pháp lý.mà không cần phải in, ký, đóng dấu mới có hiệu lực. Do đó, để tiệm cận với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam.nên bỏ việc sử dụng con dấu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không giống với kỳ vọng trước đó, Luật Doanh Nghiệp 2020.vẫn giữ truyền thống sử dụng con dấu nhưng đơn giản hóa đi một số quy định.
Theo đó, Luật Doanh Nghiệp mới cho phép doanh nghiệp tự định đoạt.về hình thức con dấu theo hai cách: làm dấu tại cơ sở khắc dấu như lâu nay.hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử. Như vậy, Luật Doanh Nghiệp mới công nhận chữ ký số là một hình thức con dấu của doanh nghiệp.
Về thực tế, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì con dấu dưới hình thức chữ ký số.thì hiện nay vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp, thậm chí.một số doanh nghiệp cho rằng chữ ký trên bản scan tài liệu.và gửi qua email là chữ ký số. Chữ ký số được xem là con dấu doanh nghiệp nếu đáp ứng.theo quy định pháp luật, cụ thể là Luật giao dịch điện tử 2005, theo đó, chữ ký số.hay còn gọi là “chữ ký điện tử” là chữ ký “được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức.khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc.với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu.và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”.
Chữ ký điện tử có thể được chứng thực.bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Ngoài việc được xem như thay thế con dấu truyền thống của doanh nghiệp.thì chữ ký số còn được dùng như chữ ký của đại diện pháp luật doanh nghiệp để ký trên các văn bản điện tử.và có hiệu lực pháp luật như văn bản được in ra, ký tên và đóng dấu. Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại điện tử.như: hải quan, kê khai thuế, mua hàng trực tuyến…Hiện nay Việt Nam có một số cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số.như Viettel, VNPT… để doanh nghiệp lựa chọn.
Về nội dung con dấu thì Luật Doanh Nghiệp hiện hành quy định nội dung con dấu.phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh Nghiệp mới cũng quản lý thoáng hơn.bằng cách cho phép doanh nghiệp quyết định về nội dung con dấu, nghĩa.là doanh nghiệp được quyền quyết định ghi gì trên con dấu, như nhiều doanh nghiệp.chỉ thiết kế logo của doanh nghiệp trên con dấu hoặc các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết riêng.
Luật Doanh nghiệp mới cũng cho phép doanh nghiệp được quyết định.về loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu con dấu.với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia.về đăng ký doanh nghiệp như hiện nay. Thậm chí, theo quy định tại Nghị Định số 108.thì khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu.trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký.doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ.hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Như vậy, mặc dù Luật Doanh Nghiệp mới chưa bỏ hẳn việc sử dụng con dấu.nhưng thông qua việc cho phép doanh nghiệp được toàn quyền quyết định.về hình thức, nội dung con dấu và không phải thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cũng như việc.cho phép sử dụng chữ ký số như là một hình thức con dấu doanh nghiệp được xem.là một bước đệm để mở cánh cửa cải cách lớn hơn trong việc sử dụng con dấu.doanh nghiệp tại Việt Nam trong một ngày không xa.